banner
Zalo trực tuyến
ZALO
Facebook trực tuyến
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 147
  • Khách viếng thăm: 146
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 45080
  • Tháng hiện tại: 947041
  • Tổng lượt truy cập: 52717997

Bơm thủy lực mạch kín

Đăng lúc: Thứ hai - 12/12/2016 23:43 - Người đăng bài viết: Quản trị
Mạch thủy lực kín

Mạch thủy lực kín

Khái niệm bơm thủy lực mạch kín (closed-loop pump) xuất hiện trong các hệ thống truyền động thủy lực hiện đại. Chúng ta hãy cùng phân tích nguyên lý hoạt động và kết cấu của lọai bơm này.

Bơm thủy lực mạch kín là gì

Trong hệ thống truyền động thủy lực hiện đại cần có bơm thủy lực mạch kín, vậy nguyên lý hoạt động và cấu tạo như thế nào
 
 Khái niệm bơm thủy lực mạch kín (closed-loop pump) xuất hiện trong  các hệ thống truyền động thủy lực hiện đại. Chúng ta hãy cùng phân tích nguyên lý hoạt động và kết cấu của lọai bơm này.
Trước tiên, cần phải phân biệt rõ khái niệm: Mạch thủy lực kín (closed-loop) và mạch hở (open-loop) trong kỹ thuật truyền động thủy lực.
Hình vẽ dưới đây cho ta sự so sánh giữa hai khái niệm cơ bản này:
Bơm thủy lực mạch kín
Bơm thủy lực mạch kín
Ở hình trên mô tả nguyên lý hoạt động của mạch hở trong đó bơm thủy lực hút từ thùng dầu, chuyển qua van phân phối tới cửa vào motor thủy lực và trở về hoàn toàn thùng dầu. Chiều quay của motor, do đó, sẽ được điều khiển bởi van phân phối. Bơm thủy lực có đường hút và đường đẩy dầu phân biệt rõ ràng.
Hình dưới mô tả hoạt động mạch kín trong đó cửa dầu ra của motor được nối trực tiếp với cửa vào của bơm dầu. Do đó toàn bộ lượng dầu được đưa ra khỏi bơm thủy lực sẽ lại chuyển về từ motor mà không cần qua thùng dầu. Trên thực tế, vẫn có một lượng dầu rò rỉ trong mạch kín qua các chi tiết chuyển động cơ khí và để duy trì một áp suất cần thiết ở phía thấp áp của mạch, cần có một bơm bánh răng nhồi cung cấp dầu thủy lực bổ sung từ thùng dầu bên ngoài.
So sánh với mạch hở, mạch kín có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Đường dầu cao áp có thể cấp tới motor từ hai phía cửa dầu nhờ thay đổi góc nghiêng so với trục của cụm piston (vì vậy bơm mạch kín không có khái niệm đường hút - đường đẩy). Như vậy sẽ không cần có cụm van phân phối để thực hiện yêu cầu đổi chiều quay.
- Hiệu suất truyền thủy lực của toàn mạch cao hơn hẳn so với mạch hở. Áp suất làm việc cũng cao hơn.
- Bố trí thiết bị và kết nối đường ống gọn và dễ dàng. Các chi tiết trong mạch đơn giản và kích thước thùng dầu, lượng dầu sử dụng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của mạch kín so với mạch hở là bơm không thể sử dụng cho nhiều chức năng, cơ cấu khác nhau trong cùng một hệ thống. Ngoài ra, do lượng dầu truyền động bị đóng kín trong mạch với số lượng rất nhỏ nên nhanh chóng bị nóng dầu và sẽ là nguy cơ gây ra các hư hỏng nghiêm trọng khi thiết bị làm việc ở tốc độ cao, tải trọng lớn trong thời gian dài.
 
Thủy lực mạch kín thường được sử dụng trên các thiết bị thi công nặng cho hệ thống di chuyển, tời hàng, quay tháp... nhờ khả năng thay đổi chính xác lực và tốc độ làm việc một cách dễ dàng khi so sánh với các phương án truyền động điện, cơ khí khác.
Hình vẽ dưới đây thể hiện bơm thủy lực- motor thủy lực trong mạch kín:
Bơm thủy lực mạch kín
 
Bơm piston mạch kín thường bao gồm:
- Bơm chính kiểu piston thay đổi lưu lượng: Bơm piston này có hai đường dầu A-B được nối với motor thủy lực để tạo thành mạch dầu làm việc kín (đường dầu ra khỏi bơm rồi lại trở lại toàn bộ).
- Bơm nhồi kiểu bánh răng (thường được lắp đồng trục phía ngay sau đuôi bơm chính). Bơm nhồi đóng vai trò bổ sung dầu (vào nhánh áp suất thấp nhờ các valve một chiều) và cấp tín hiệu điều khiển thay đổi lưu lượng làm việc của bơm chính. Áp suất làm việc của bơm bánh răng nhồi sẽ được giới hạn bởi một valve áp suất (Charge pump relief).
- Để giới hạn áp suất làm việc trong mạch của bơm piston chính, sẽ có hai valve áp suất tại hai cửa A-B của bơm. Nếu xảy ra sự quá áp, dầu sẽ được xả thẳng từ nhánh áp suất cao về nhánh áp suất thấp của bơm chính để bảo vệ bơm/motor trong mạch truyền động.
- Vì tính chất của hệ thủy lực mạch kín là thể tích dầu hoạt động trong mạch chính rất ít nên dưới tác dụng của tải, nó sẽ bị nóng lên nhanh
 chóng. Do đó cần phải có một cụm valve xả bớt lượng dầu nóng trong mạch ra ngoài để nhằm thay thế chúng bởi một lượng dầu mới mát hơn từ thùng chứa bên ngoài thông qua bơm nhồi.
- Lượng dầu bị xả bỏ từ mạch kín thường được đưa ra vỏ bơm/motor, cùng với lượng dầu rò rỉ đi qua một bộ làm mát dầu (thường bằng
không khí) và trở về thùng chứa.
Trên thực tế sử dụng, bơm piston chính - bơm bánh răng nhồi - valve áp suất bơm nhồi
- các valve áp suất bơm chính thường được tổ hợp vào cùng một vỏ bơm nên kết cấu rất gọn, dễ sửa chữa và kiểm tra.
Các trạng thái làm việc của bơm mạch kín: (by R van de Brink)
Trạng thái làm việc không tải (bơm quay không)
Trạng thái bơm làm việc với tải
 
Các hư hỏng thừơng gặp của bơm thủy lực mạch kín
1-Hư hỏng do quá áp
Do bơm thủy lực hoạt động liên tục dứoi áp suất cao (thường do mất tín hiệu điều khiển lưu lưọng bơm) nên gây ra quá tải động cơ kéo bơm và hư hỏng van an toàn, cabi  đĩa nghiêng, nhiều trừong hợp vỡ đĩa ong gây phá hỏng toàn bộ tạo áp bơm và đĩa nghiêng.

2- Hư hỏng bơm nhồi
Hiện tựơng thường gặp là do lắp ngựoc bơm nhồi phá hỏng cặp bánh răng ăn khớp trong nên bơm mất diều khiển bơm piston chính.
3- Hư hỏng cả bơm chín & bơm nhồi do dầu bẩn:
Vì là bơm mạch kín nên thường trong mạch chính (bơm piston) sẽ không có lọc dầu. Nếu dầu bị nhiễm bẩn, sẽ nhanh chóng mài mòn các chi tiết của bộ tạo áp lẫn valve điều khiển hướng cũng như bơm nhồi.
Cũng lưu ý là trong bơm mạch kín thường bố trí ba loại lọc dầu:
- Lọc dầu đường hút: Lắp ở cửa vào của bơm bánh răng nhồi. Đây là loại lọc đường hút nên lõi lọc phải đúng là loại lọc hút. Chúng tôi ghi nhận rất nhiều hư hỏng do người sử dụng không biết nên mua lõi lọc giấy bên ngoài lắp vào vị trí này. Kết quả là lõi lọc nhanh chóng bị tắc dẫn đến bơm bị thiếu dầu và phá hỏng hoàn toàn bơm chính và bơm nhồi.
- Lọc đường áp: Thường được lắp ở cửa ra của bơm nhồi và vòng về van điều khiển.
- Lọc dầu đường hồi: Lắp ở đường rò rỉ từ thân bơm thủy lực+ motor về thùng.
Lọc này sẽ giữ lại các mạt bẩn đưa ra từ bên trong bơm motor không đưa về thùng dầu.
4- Hư hỏng bơm do điều chỉnh - lắp ráp sai:
Chế độ vận hành của bơm mạch kín là rất phức tạp phụ thuộc vào yêu cầu vận hành của nhà sản xuất thiết bị (chứ không phải là nhà chế tạo bơm thủy lực). Việc điều chỉnh các thông số làm việc của bơm yêu cầu phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng và chính xác. Các chi tiết bên trong bơm thủy lực phức tạp và đòi hỏi sự lắp ráp chính xác.
Thực tế sử dụng cho thấy hầu hết các bơm chủ yếu bị hư hỏng do:
- Đầu tiên là điều chỉnh sai chế độ làm việc trong một thời gian dẫn đến phá hỏng bơm/motor.
- Sau khi tháo/lắp bơm thủy lực để thay thế thì lại lắp sai hoặc tiếp tục điều chỉnh sai bơm làm bơm ngày càng hỏng nặng thêm và phá hỏng cả các
chi tiết khác.
 
Do các nguyên nhân ở trên, chúng tôi khuyên bạn hãy để các bơm motor thủy lực đắt tiền của bạn cho các chuyên gia am hiểu về nó kiểm tra và điều chỉnh. Chắc chắn hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của thiết bị sẽ tốt hơn rất nhiều.


Nguồn tin: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spam Thay mới